Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng để thành công
Phần lớn nhà tuyển dụng có cách nhìn theo xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như là một tiêu chí giúp đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng hay đề xuất thăng chức.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bạn ít nhiều đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp tốt. Họ luôn luôn biết cách cư xử trong mọi tình huống như thế nào là khéo léo nhất để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hay bực bội. Ngay khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng giúp chúng ta cảm thấy lạc quan, có niềm tin hơn.
Cũng có khi bạn gặp một số bậc thầy trong việc điều khiển cảm xúc. Khi làm việc dưới áp lực căng thẳng họ không cáu giận. Điều đáng nói ở đây là họ có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề, bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ có đủ khả năng để đưa ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn sàng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để hoàn thiện bản thân.
Điểm gì chung giữa những người được đề cập ở trên? Đó chính là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc. Họ hiểu rõ về bản thân và có thể cảm nhận được những cảm xúc của người khác.
Ngày nay bên cạnh năng lực cũng như khả năng chuyên môn thì trí tuệ cảm xúc càng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi con người. Phần lớn nhà tuyển dụng có cách nhìn theo xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như là một tiêu chí giúp đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng hay đề xuất thăng chức.
Trí tuệ cảm xúc là yếu tố được các nhà tuyển dụng tìm kiếm
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc hay gọi tiếng Anh là Emotional Intelligence do hai nhà tâm lý học người Mỹ là Peter Salovey và John Mayer công bố năm 1990. Trí tuệ cảm xúc được hiểu đơn giản là sự hiểu biết về các xúc cảm và làm chủ nó, tự thúc đẩy, nhận biết cảm xúc của người khác, làm chủ những mối liên hệ của con người. Còn trong ngày nay trí tuệ cảm xúc được đánh giá bằng chỉ số EQ.
Trí thông minh không thì vẫn chưa đủ để đảm bảo cho sự thành công của con người. Ở Mỹ có tổ chức MENSA tập hợp những người có chỉ số IQ cao nhất nhưng không phải tất cả các thành viên của tổ chức đó đều thành công. Trong số đó chỉ có 25% số người thành công là có chỉ IQ cao hơn so với IQ trung bình. IQ cao là một lợi thế trong cuộc sống nhưng lợi thế có được phát huy phát hay không thì tùy vào sự kết hợp trí tuệ cảm xúc. Theo thống kê những người có trí tuệ cảm xúc tốt thường sống lạc quan, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, dễ thích nghi với ngoại cảnh. Họ linh hoạt trong các tình huống, chủ động và sáng tạo trong công việc. Bên cạnh đó họ có khả năng chịu áp lực cao và vượt qua nghịch cảnh.
Trí tuệ cảm xúc góp phần không nhỏ thành công của các cuộc đàm phán. Có trí tuệ cảm xúc thì cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong bầu không khí thoải mái, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nó giúp giải quyết những vấn đề được xem là khó khăn. Cho dù xuất phát từ nguyên nhân do sự thiếu tinh thần cộng tác của đồng nghiệp hay trục trặc phát sinh từ phía người thân. Chỉ số EQ thật sự là yếu tố quyết định sự thành công cho mỗi con người trong cuộc sống và sự nghiệp.
Có 71% quản lý nhân sự cho rằng khi tuyển dụng họ chú trọng đến chỉ số EQ hơn là chỉ số IQ của các ứng viên. Theo khảo sát có 59% người sử dụng lao động họ sẽ không tuyển dụng cho dù ứng viên có chỉ số IQ cao nhưng EQ lại thấp hơn. Bởi vì người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và ngay cả trong quan hệ gia đình. Chính vì thế hiệu quả công việc cũng không cao. Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có đối với mỗi chúng ta. Trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện và nâng cao từng bước trong cuộc đời từ tuổi thơ đến trưởng thành. Những người thành đạt nhất chưa hẳn là những người có IQ cao nhất.
Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Làm sao để nâng cao trí tuệ cảm xúc?
Định nghĩa thông minh cảm xúc
Thông minh có nghĩa là tìm ra được giải pháp thích hợp, tối ưu và tốt nhất cho mỗi tình huống. Thông minh cảm xúc là một tổng thể gồm nhiều khả năng giúp ta ý thức, quan sát và thấu hiểu cảm xúc của người khác, hầu như có thể xử sự một cách mềm dẻo và thích hợp trong mỗi hoàn cảnh.
Thiếu đi thông minh cảm xúc ta có thể dẫn đến việc cư xử cứng nhắc chỉ thuận theo lý trí. Thông minh cảm xúc giúp ta sống tốt, bớt lo âu với nỗi buồn của mình và người đối diện. Để hài hòa hơn với chính mình và trong đối xử với người khác cần có thông minh cảm xúc. Người giàu thông minh cảm xúc là người biết kết hợp dữ kiện của trí tuệ với những rung động tạo thành bởi các hình ảnh, tiếng động giúp ta tiếp nhận và giải quyết các vấn đề một cách toàn diện dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Giữa thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc có sự khác biệt rõ ràng ngay cả khi cấu thành trong não. Thông minh trí tuệ được điều khiển bởi phần vỏ não. Thông minh cảm xúc nằm ở phần giữa não. Những người thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc là người có một bộ não phát triển cả hai vùng não với nhiều sợi tế bào kết nối hai vùng với nhau.
Thông minh cảm xúc bao gồm một tổng thể nhiều khả năng giúp ta ý thức được cảm xúc của bản thân. Có khả năng quan sát và thấu hiểu cảm xúc của người khác.
EQ là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân giúp ta nhận biết đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất của trí thông minh cảm xúc.
Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
Theo một nhà nghiên cứu tâm lý học người Mỹ, Daniel Goleman nhận định trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau:
1. Hiểu rõ chính mình
Phần lớn người giàu trí tuệ cảm xúc sẽ hiểu rõ cảm xúc của mình nên họ không bao giờ để chúng chế ngự. Không những thế họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá về bản thân mình. Người giàu trí tuệ cảm xúc biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của mình để có thể phát huy hay khắc phục để hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy họ mới làm việc hiệu quả hơn. Theo đó, hầu hết mọi người cho rằng người giàu trí tuệ cảm xúc luôn luôn hiểu rõ chính mình.
2. Kiểm soát bản thân
Người có khả năng tự kiểm soát bản thân họ không nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ. Họ không gây ra những quyết định theo ngẫu hứng, bất cẩn, mà trước khi đưa ra một vấn đề họ luôn suy nghĩ trước khi hành động. Yếu tố này giúp kiểm soát bản thân, suy nghĩ chín chắn, góp phần thích ứng tốt với sự thay đổi khi cần thiết.
Kiểm soát bản thân tốt chứng tỏ bạn là người có trí tuệ cảm xúc cao
3. Giàu nhiệt huyết
Những người giàu trí tuệ cảm xúc phần lớn họ làm việc rất tận tụy đạt hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh những thành quả có được để đạt sự thành công lâu dài. Người giàu trí tuệ cảm xúc luôn thích được thử thách, họ mong muốn làm việc một cách hiệu quả.
4. Biết cảm thông
Đây được xem là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là sự đồng cảm và hiểu được người khác, Biết được ước muốn cùng các nhu cầu và quan điểm của những người xung quanh. Họ thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác một cách tinh tế nhất. Họ biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Những người giàu trí tuệ cảm xúc không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay vội vàng phán đoán một cách vô thức. Họ có cách sống chân thành và cởi mở
5. Kỹ năng giao tiếp
Những người giỏi giao tiếp có khả năng làm việc nhóm tốt và mang lại hiệu quả cao cho nhóm. Họ quan tâm, giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả. Đây chính là thành công lớn của họ. Người giàu trí tuệ cảm xúc luôn tranh luận hiệu quả và là bậc thầy trong việc thiết lập, duy trì quan hệ xã hội.
Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng quan trọng cần có và là nền tảng để phát triển các kỹ năng khác, Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Leave a Reply