Sử dụng kỹ năng lắng nghe vào nghệ thuật giao tiếp

Lắng nghe đồng cảm không đồng nghĩa với việc nghe cho có, gật đầu hay mỉm cười một cách đơn giản mà cần đưa ra lời khuyên và hướng giải quyết phù hợp.

Lắng nghe đồng cảm là kỹ thuật đặt câu hỏi và lắng nghe một cách tinh tế, giúp chúng ta phát triển và tăng thêm mối quan hệ với mọi người thông qua cuộc trò chuyện để hiểu biết về suy nghĩ, tâm tư và tình cảm của người khác.
Lắng nghe áp dụng vào như thế nào?

Trong giao tiếp, biết cách lắng nghe và đối đáp lại là điều quan trọng, khi đó cuộc trò chuyện sẽ trở nên hứng thú hơn khi có sự trao đổi từ hai chiều đồng thời kết nối được nhiều người vào cuộc trò chuyện. Biết cách giao tiếp sẽ gây thiện cảm cho người đối diện.
Tại sao cần lắng nghe để tạo sự đồng cảm?

Lắng nghe để tạo sự đồng cảm sẽ giúp cho chúng ta có được lòng tin của người đối diện. Khi đó họ sẽ tự tin hơn khi chia sẻ cho chúng ta về những bí mật và các thông tin quan trọng. Lắng nghe đồng cảm không đồng nghĩa với việc nghe cho có, gật đầu hay mỉm cười một cách đơn giản mà cần đưa ra lời khuyên và hướng giải quyết phù hợp.

Áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?

Thứ nhất là cần yên lặng lắng nghe những gì người khác nói, ngay khi bạn không đồng tình về ý kiến đó. Quan trọng nhất trong giao tiếp là thể hiện sự thông cảm, chia sẻ về vấn đề mà người nói đưa ra. Không cần cố tỏ ra đồng tình một cách thái quá mà chỉ cần những hành động nhỏ của cơ thể, điều này cũng làm cho đối phương thấy được sự chân thành của mình.
Cảm nhận những cảm giác của người nói

Suy nghĩ của chúng ta như một tấm gương, nó phản chiếu những cảm giác, suy nghĩ mà chúng ta gặp phải. Các bạn cần cảm nhận một cách chân thực những cảm giác của người nói được thể hiện qua quá trình giao tiếp, qua những cử chỉ và hành động. Sự quan tâm, lắng nghe đối phương là điều cần thiết khi đó họ sẽ thấy lời nói họ có giá trị và được tôn trọng. Ngoài ra, các bạn cần đưa ra những hỏi nhằm khơi gợi câu chuyện.

Sau khi nghe câu chuyện của người nói thì các bạn cần tóm tắt lại những gì đã được nghe để khuyến khích người đó tiếp tục câu chuyện. Câu tóm tắt này cần mang tính chất của một sự miêu tả nhiều hơn là đánh giá hay phán xét. Sau đó, bạn có thể gợi ý cho họ những việc họ có thể làm tiếp theo hay những hướng giải quyết, điều này giúp cho người nói có thể giải quyết những vấn đề mà họ đã nói. Đây là kỹ năng giao tiếp tạo sự tin tưởng cho mọi người nhằm hướng người đó về những suy nghĩ tích cực hơn về vấn đề được đưa ra.

Người lắng nghe tốt là người không ngắt lời, tranh luận về những vấn đề được nói. Họ cần sự lắng nghe, nếu họ muốn nói thì sẽ tự nói với bạn, đừng vội đưa ra lời khuyên khi chưa hiểu rõ vần đề. Hãy thể hiện cảm giác tin tưởng, thoải mái khi trò chuyện bằng cách tập trung vào câu chuyện và thể hiện sự thấu hiểu.

Khi người nói có ý định muốn bạn lên tiếng thì bạn cần lặp lại những câu hỏi mà họ đã hỏi mình. Khi đó, cuộc trò chuyện sẽ cởi mở hơn.
Các bạn hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ bằng cách khám phá câu chuyện cũng như cảm xúc mà họ thể hiện.

Khi người nói muốn nhận được lời khuyên từ bạn thì hãy trung thực nhận xét nhưng đừng đưa ra những góp ý ngay lúc này vì nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người nói một cách tiêu cực.
5 mẹo để có thể lắng nghe tốt

Thứ nhất, luôn kiểm soát cảm xúc của bạn khi lắng nghe và không cho cảm xúc khác chi phối.

Thứ hai, hãy nghe hết câu chuyện sau đó hiểu mới đánh giá vấn đề.

Thứ ba, khi bạn giúp người nói tự tin thể hiện thì cuộc giao tiếp sẽ được thoải mái, đồng nhận được sự tin tưởng của đối phương.

Thứ tư, người biết tạo động lực, thúc đẩy hành động là người lắng nghe đồng cảm. Trong giao tiếp, thành công được đo bằng khả năng hiểu biết về vấn đề mà người nói đưa ra.

Cuối cùng, hãy lắng nghe một cách cẩn thận, không phán xét khi chưa xác định rõ vấn đề, khuyến khích người nói mở rộng câu chuyện. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, những cảm xúc thường được thể hiện qua đó.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *