Lắng nghe là như thế nào?

Vì vậy, lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thành ngữ nghĩa.

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi “Như thế nào được gọi là lắng nghe?”, các bạn cần thử: nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được những gì? Những gì bạn nghe được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là một quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và truyền lên não. Nghe thấy là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, bẩm sinh đã có. Lúc ngủ, quá trình này vẫn xảy ra bình thường.
Như thế nào được gọi là lắng nghe?

Bây giờ, các bạn cùng thử bài tập thứ hai: nhắm mắt lại và cố gắng nghe xem những người phòng bên nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Qúa trình này nối tiếp quá trình nghe thấy. Qúa trình này nó biến đổi sóng âm thành ngữ nghĩa. Không chỉ vậy, quá trình này cần có sự tập trung và chú ý rất cao. Vì vậy, lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thành ngữ nghĩa.

Như thế nào được gọi là lắng nghe?
Lắng nghe là gì?

Dân gian có câu: Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe. Có miệng không có nghĩa là biết nói, có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay chưa chắc đã biết viết. Vì vậy, có tai càng không có nghĩa là biết lắng nghe. Ngay từ nhỏ, ta đã được học nói, học viết, học đọc rất nhiều. Vậy lắng nghe được học từ đâu và ai dạy? Một kỹ năng vô cùng quan trọng, nó chiếm 53% thời gian giao tiếp nhưng lại không được học và cũng không có lớp nào dạy. Từ thời bé, hầu như tất cả mọi người đều được dạy cách ăn nói, cách học cũng như dạy viết. Nhưng lắng nghe chỉ có vài ba câu: con phải biết vâng lời bố mẹ! Con có nghe không? Nhưng cách để nghe hiệu quả thì không ai dạy .

Thiên nhiên đã ban cho ta hai tai nhưng chỉ dùng cho việc lắng nghe. Nhưng chỉ có một cái miệng, chắc hẳn là khuyên chúng ta nên nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Khi có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, cuộc sống gia đình cũng như giải quyết được những xung đột dễ dàng hơn.

Có câu: Nói là gieo, nghe là gặt. Nhưng điều đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian để lắng nghe nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 25 – 30%. Còn khoảng 75% tiềm năng chưa ai khai thác. Nếu là một nhà đầu tư tốt thì hãy đầu tư vào 75% đó.
Điều gì làm cho chúng ta nghe không hiệu quả ?

Thứ nhất, thái độ lắng nghe chưa tốt : Các bạn rất hay ngộ nhận là đã biết điều này không cần nghe chi nữa, hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi nhắc lại thì không nhớ. Điều tệ hại hơn cả là chỉ tập trung vào điều sai của đối phương mà không tập trung vào nội dung

Thứ hai, không chuẩn bị : Để nói ra một vấn đề nào ta cần chuẩn bị thật kỹ trước khi nói, đoán trước những phương án có thể xảy ra.Nhưng trong giao tiếp chúng ta chưa bao giờ chuẩn bị cho sự lắng nghe. Không chuẩn bị đồng nghĩa với thất bại. Đó chính là nguyên nhân nghe kém hiệu quả.

Lắng nghe như thế nào cho đúng?

Cuộc hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ một bước nhỏ. Để nghe hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần thay đổi một số thói quen nhỏ:

Đầu tiên, thay đổi thái độ : Muốn lắng nghe hiệu quả cũng như người lắng nghe tốt thì đầu tiên phải “muốn”. Nếu các bạn không muốn lắng nghe thì mọi điều khác đều vô nghĩa.

Thứ hai, thay đổi cử chỉ : thay vì lơ đãng, không tập trung vào cuộc trò chuyện thì hãy nhìn vào người nói để thể hiện sự mong muốn được lắng nghe những điều họ chia sẽ. Ngoài ra, cần có những cử chỉ thể hiện sự đồng ý như gật đầu hay mỉm cười, hào hứng khi nghe câu chuyện. Những hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng người khác..

Thứ ba, thay đổi lời nói: thay vì ngồi im lặng thì các bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Các bạn cần đáp lại những câu chuyện mà họ kể thông qua các từ khen như : ô, tuyệt quá, hay quá… Khi đó, họ sẽ cảm thấy bạn có thành ý và quan tâm đến câu chuyện mà họ nói. Từ đó thường xuyên chia sẻ thông tin với bạn. Lắng nghe không hề đơn giản phải không? Hãy luyện tập ngay từ bây giờ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *