7 bước giúp làm chủ cảm xúc của bản thân
Khi đó bạn đã có thể gọi tên được cảm xúc và phân tích, nhìn nhận vấn đề gặp phải.
Cảm xúc con người luôn luôn có sự biến đổi. Vì vậy, cùng với sự phát triển của tâm lý chúng ta cũng phải rèn luyện để học được cách làm chủ cảm xúc . Dưới đây là các bước cần thực hiện.
Bước 1. Nhận thức vấn đề
Điều đầu tiên chúng ta cần là nhận thức được vấn đề để tiết chế cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy mơ hồ nhưng thật ra lại là điều tất yếu để giải quyết vấn đề đang xảy ra. Ví dụ cụ thể là khi bạn đang chạy trên đường thì bất ngờ một chiếc xe máy đang đi tạt ngang qua đầu xe bạn, có thể bạn sẽ hét toáng lên…Hãy nhận biết cảm xúc của mình để có cách ứng xử tốt hơn.
Nhận thức vấn đề để tiết chế cảm xúc
Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc
Điều thứ 2 là đặt tên cảm xúc. Với ví dụ ở bước 1 khi có một cái xe bất ngờ tạt ngang qua đầu xe của bạn, có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là “tức giận”, “sợ hãi”, “lo lắng”…Khi đó bạn đã có thể gọi tên được cảm xúc và phân tích, nhìn nhận vấn đề gặp phải.
Bước 3. Chịu trách nhiệm
Ở bước 3 là chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình. Đây là một điều vô cùng khó khăn bởi bạn sẽ có vô số lý do để tự ngụy biện cho mình “người lái xe kia mới là người có lỗi tôi vẫn đi đúng đường mà” nhưng bạn lại quên rằng cảm xúc của bạn chứ không ai điều khiển bạn .Trong hoàn cảnh bất ngờ sẽ làm cho bạn mất tự chủ nhưng lỗi vẫn là ở bạn, bởi người kia không thể lấy đi được sức mạnh và sự tự chủ của bạn. Hãy chịu trách nhiệm với những gì mình làm, nhận biết được điều này sẽ giúp cho suy nghĩ của bạn thay đổi theo chiều hướng khác.
Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác
Hãy nghĩ đến một điều nào đó khác. Đúng vì chúng ta luôn luôn nói rằng trong con người mình luôn có hai con hổ một con tốt , một con xấu và khoảng cách giữa chúng rất mong manh. Ví dụ như bạn giao cho những đứa con mình công việc dọn nhà nhưng chúng không nghe lời trong khi bạn đã lặp lại rất nhiều lần làm bạn tức giận và quát tháo nhưng sau khi bình tĩnh bạn sẽ nhận thấy rằng mình tức giận lúc đó chỉ là do cảm thấy lời nói, ý kiến không được tôn trọng. Khi đã nhận thức được vấn đề bạn sẽ có cách giải quyết tốt hơn.
Bước 5. Chấp nhận cảm xúc
Bạn đang tức giận và bạn chấp nhận cảm xúc lúc đó. Cảm xúc của bạn có thể do cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh hay những trải nghiệm đã qua. Cảm xúc dẫn tới hành động. Vì vậy cảm xúc có thể không sai nhưng hành động của bạn có thể làm bạn phải hối tiếc. Thế nên bạn hãy chấp nhận cái cảm xúc và hành động của bạn để chỉnh lại.
Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn
Cảm xúc luôn đem lại cho bạn một điều hữu ích và bản thân bạn có thể cảm nhận được điều đó. Khi ở một đường phố náo nhiệt, đông người bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi độc bước trên con đường vắng vẻ sẽ làm bạn thấy bất an, lo lắng. Đó là biểu hiện chung cho cảm xúc của mỗi người bộc lộ ra trong tình huống này. Cảm xúc luôn là thông điệp tốt nhất cho môi trường xung quanh và tình trạng bản thân bạn.
Cảm xúc là thông điệp tốt nhất cho mọi người
Bước 7. Thay đổi cảm xúc
Nỗi sợ hãi luôn hiện diện trong bản thân ta và đối với những bạn học sinh, sinh viên luôn là sự ám ảnh. Nó dẫn tới cho bạn một sự hoang mang, sợ hãi và điều này gây ảnh hưởng rất nhiều cho kỳ thi của bạn. Bạn hãy nhớ đến các kỳ thi trước đây mình đã làm rất tốt và tại sao lần này mình phải lo lắng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và sự tự tin trở lại. Như vậy, điều này giúp bạn suy nghĩ tới những điều tích cực để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Những điều trên sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc của bạn ở những tình huống tốt nhất . Việc học cách lắng nghe, đặt câu hỏi cho chính mình luôn rất khó bởi vì nó đòi hỏi kỷ luật và một sự kiểm soát tốt từ bạn.
Leave a Reply