Học cách lắng nghe tích cực

Ngoài ra, cũng cần góp phần vào câu chuyện qua lời nói như “à”, “thế à”, “thật vậy hả?”

Lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng quan trọng giúp chúng ta phát triển mối quan hệ với mọi người. Nó còn giúp ích rất nhiều trong học tập, giao tiếp hằng ngày cũng như trong công việc. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng lắng nghe là điều mà ai cũng muốn đạt được. Để trở thành người lắng nghe tích cực thì các bạn phải thường xuyên thực hành. Đây là cách mà bạn có thể thực hiện thường xuyên để có thể hiểu được những thông điệp mà người nói muốn nhắn nhủ đến mình.
Hãy bắt đầu trở thành một người lắng nghe tích cực

Có năm yếu tố quan trọng để trở thành người nghe tích cực. Tất cả các yếu tố này đảm bảo người khác có thể nghe và hiểu được những gì bạn nói và ngược lại.

Thứ nhất, hãy chú ý: Các bạn hãy để cho người nói có thể cảm nhận được sự chú ý và đón nhận được những thông điệp một cách trọn vẹn. Ngoài lời nói thì các cử chỉ cũng là một cách để giao tiếp không kém phần quan trọng. Những lưu ý khi giao tiếp.

Nhìn thẳng, trực tiếp vào người nói.
Tránh không nên phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
Lắng nghe ngôn ngữ cơ thể cũng như những cử chỉ của người nói.


Lắng nghe một cách tích cực

Thứ hai, cho thấy bạn đang lắng nghe: các bạn cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể cũng như những động tác nhẹ nhàng như gật đầu, mỉm cười, … để chuyển tải sự chú ý của bạn. Một số lưu ý khác:

Hãy thể hiện sự đồng ý, đồng tình qua thái độ mỉm cười và sử dụng các sắc thái trên khuôn mặt.
Lưu ý tư thế của bạn cũng thể hiện sự cởi mở và khuyến khích người khác hòa mình vào câu chuyện.
Ngoài ra, cũng cần góp phần vào câu chuyện qua lời nói như “à”, “thế à”, “thật vậy hả?”

Thứ ba, Cung cấp thông tin phản hồi: đưa ra những nhận xét, những giả định, đánh giá như khen, chê. Là một khán giả, cũng như người nghe bạn cần hiểu được những gì người khác nói. Điều này chứng tỏ các bạn có thể phản ánh về những câu nói, câu hỏi được đặt ra. Cách phản ánh như sau:

Phản ánh những gì đã nói thông qua cách diễn đạt.
Đưa ra một số câu hỏi để làm rõ thông điệp, vấn đề mà người nói muốn đề cập.
Các bạn cần tóm tắt những ý kiến của người nói trong quá trình giao tiếp một cách thường xuyên.

Ngoài ra, còn một số mẹo để có thêm thông tin trong cuộc hội thoại bằng cách đặt câu hỏi như: Tôi không hiểu vấn đề bạn nói, bạn có thể giải thích không? Điều này có đúng như bạn nghĩ không?

Thứ tư, trì hoãn đánh giá: cắt ngang là một hành động lãng phí trong lắng nghe. Nó gậy ra sự thất vọng cho người nói cũng như không cung cấp được đầy đủ những thông tin. Cần lưu ý:

Đừng nên xen ngang, để người nói nói xong câu chuyện.
Không cắt lời khi người khác đang nói cũng như đưa ra những ý kiến tranh luận.

Thứ năm, phản ứng một cách thích hợp: lắng nghe tích cực thể hiện sự tôn trọng thông điệp mà người nói đưa ra. Bạn cần thu thập thông tin trong quá trình lắng nghe nên đừng nên phản ứng bằng những câu nói gây sút giảm tinh thần của họ. Các điều nên làm:

Nên thẳng thắn, cởi mở trung thực trong quá trình giao tiếp.
Luôn khẳng định ý kiến của bản thân.
Hãy đối xử công bằng với người khác, điều này ai cũng muốn.

Để trở thành một người có kỹ năng lắng nghe tốt và chủ động, bạn cần đặt sự tập trung cao độ và tâm huyết cho vấn đề mà mình nói. Hãy từ bỏ những thói quen xấu khi giao tiếp, mặc dù từ bỏ rất khó. Nhưng để có mối quan hệ tốt hơn thì các bạn nên thử.

Luôn luôn nhắc nhở bản thân chú tâm vào những gì người khác nói. Tập trung vào thông điệp, gạt bỏ những vấn đề không quan trọng. Đưa ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về thông điệp. Các bạn hãy thử luyện tập kỹ năng lắng nghe tích cực từ hôm nay để có thêm những mối quan hệ, trở thành người giao tiếp tốt và cải thiện năng suất làm việc.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *