Có tiền là có tất cả không?
Không có yêu thích, đam mê với công việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy chán nản, không có động lực để cố gắng phấn đầu trong công việc.
Một bạn sinh viên bày tỏ rằng không biết nên theo đuổi ngành nghề nào sau khi tốt nghiệp Đại học. Muốn có thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng và chỉ muốn làm những công việc không liên quan đến tính toán.
Những băn khoăn của bạn sinh viên này trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai chỉ vọn vẹn một chữ “tiền”. Hướng đi này chắc chắn sẽ làm nhiều bạn sinh viên chọn sai con đường.
Sự thật về mức lương cao ngất ngưỡng trên các kênh báo đài
Mức lương mà các bạn sinh viên biết qua báo đài chỉ là con số bình quân. Nghĩa là chưa được một nửa nhân viên có mức thu nhập nhỏ hơn con số này. Hãy thử hỏi những bạn sinh viên học ngành CNTT (bắt đầu học vào năm 2011 ), bạn sẽ nhận thấy các sinh viên này đều mong muốn có được công việc với thu nhập cao chót vót sau khi tốt nghiệp ra trường năm 2016 nhưng cuộc đời không như là mơ, xin được việc đâu có dễ đến vậy. Vấn đề ở đây là gì?
Mức lương trên báo đài không nói lên thực tế
Niềm đam mê?
Nhiều bạn sinh viên chọn ngành học, lĩnh vực nhưng lại không có đam mê, yêu thích những lĩnh vực mình đã chọn. Đơn giản là vì những sinh viên này chỉ thích kiếm thật nhiều tiền khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình.
Chính vì điều này mà nhiều bạn sinh viên gặp khó khăn, vất vả để có thể tìm được một công việc phù hợp với năng lực, một công việc mà họ thật sự đam mê, và công việc đó phải có liên quan đến chuyên ngành học của mình tại Đại học.
Vì vậy, bạn đừng suy nghĩ theo kiểu nghề nào mang lại nhiều tiền cho mình thì mình sẽ chọn nghề đó mặc dù bạn không hề có đam mê với nghề đó. Không có yêu thích, đam mê với công việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy chán nản, không có động lực để cố gắng phấn đầu trong công việc.
Khả năng và kỹ năng?
Say mê với nghề giúp bạn gắn bó với nghề nhưng năng lực, trình độ cũng là những phần quan trọng không thể thiếu để giữ bạn lại với nghề đã chọn. Nếu bạn chọn nghề mà không hề liên quan đến năng lực của mình mà đơn giản chỉ là vì tiền thì công việc đó sẽ không bao giờ được bền vững lâu dài.
Giá trị đích thực của công việc?
Bạn cảm thấy công việc giúp bạn có thu nhập cao, kiếm được nhiều tiền nhưng công việc yêu cầu bạn phải làm những điều mà bạn không hề yêu thích, khiến bạn trằn trọc suy nghĩ, thiếu ngủ nhiều ngày. Thử tưởng tượng mỗi tuần bạn phải làm 80 giờ hoặc nhiều hơn, bạn có cảm thấy vui với cuộc sống hiện tại của mình không? Hoặc công việc khiến bạn trở nên bất chấp nguy hiểm, liều lĩnh, đánh mất lòng tự trọng và sự chính trực. Đánh đổi quá nhiều thứ chỉ vì tiền, bạn cảm thấy nó có xứng đáng không?
Bạn có yêu thích công việc hiện tại?
Tính cách?
Nếu bạn là người có tính cách e ngại, dè dặt thì tiền cũng không thể giúp tinh thần của bạn được yên ổn khi công việc đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều người lạ. Còn trong trường hợp bạn là người có tính cẩu thả và bạn phải có trách nhiệm với công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, bạn có thể làm công việc đó trong thời gian dài được không?
Tóm lại, Tiền quan trọng nhưng không phải là tất cả, việc chọn nghề nghiệp mới là quan trọng. Do đó, đừng quá coi trọng chuyện tiền bạc mà khiến bạn phải đi sai con đường.
Leave a Reply